03August

PHÒNG THANH TRA VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

09:08


GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG THANH TRA VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

 

I. THÔNG TIN CHUNG

  1. Tên đầy đủ của đơn vị: PHÒNG THANH TRA VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
  2. Địa chỉ và thông tin liên hệ:

   - Địa chỉ: 112A, Đinh Tiên Hoàng, Phường 8, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

   - Điện thoại: 02702.210.755

   - Email: pttpc@cdvl.edu.vn

II. BỘ MÁY VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

  1. Bộ máy tổ chức

- Trưởng phòng: 01

- Phó Trưởng phòng: 01

- Viên chức và người lao động: 04

- Sơ đồ tổ chức bộ máy:

  1. Thông tin nhân sự

STT

Họ và tên

Trình độ

Chức vụ

Email

1

Ngô Trần Thị Anina

Thạc sĩ

 Trưởng phòng

nttanina@cdvl.edu.vn

2

Nguyễn Văn Hồng Đức

Đại học

Phó Trưởng phòng

nvhduc@cdvl.edu.vn

3

Phạm Châu Hải

Nghiên cứu sinh

Giảng viên

pchai@cdvl.edu.vn

4

Ngô Văn Quốc

Đại học

Giảng viên

nvquoc@cdvl.edu.vn

5

Nguyễn Đào Nguyễn

Đại học

Chuyên viên

ndnguyen@cdvl.edu.vn

6

Trịnh Thị Quỳnh Mai

Thạc sĩ

Chuyên viên

ttqmai@cdvl.edu.vn

 

Hình tập thể phòng

 

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG

1. Chức năng

Phòng TT&QLCLGD là đơn vị chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện những công việc sau:

1.1. Công tác thanh tra: tổ chức thanh tra, kiểm tra nội bộ được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà trường nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những thiếu sót trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật, quy định, quy chế thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo và các vấn đề khác.

1.2. Công tác pháp chế: tham mưu, tư vấn cho Hiệu trưởng Nhà trường về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, hoạt động của Trường Cao đẳng Vĩnh Long; bảo đảm cho Nhà trường hoạt động tuân theo pháp luật và thực hiện nguyên tắc pháp chế. 

1.3. Công tác quản lý chất lượng giáo dục: tham mưu cho Ban Giám hiệu về sổ tay, mục tiêu, chính sách chất lượng của trường, xây dựng và thực hiện các kế hoạch khắc phục, cải tiến, đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục của Trường. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá cơ sở giáo dục hàng năm của Trường và định kỳ báo cáo về trên  theo quy định.

2. Nhiệm vụ - quyền hạn

2.1. Công tác kiểm tra:

a) Kiểm tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục và đào tạo;

b) Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi cử, cấp văn bằng, chứng chỉ, việc thực hiện các quy định về giáo trình bài giảng ở mọi loại hình, cấp học và trình độ đào tạo trong phạm vi toàn trường;

c) Kiểm tra việc thực hiện công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường;

d) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của Trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

e) Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng;

f) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành các quy định của Nhà trường, các văn bản pháp quy của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, pháp luật của nhà nước về giáo dục và đào tạo; đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định về giáo dục, đào tạo nhằm khắc phục những hạn chế không phù hợp với thực tế, phát huy các yếu tố tích cực;

g) Hoạt động kiểm tra được thực hiện dưới hình thức kiểm tra theo chương trình, kế hoạch và kiểm tra đột xuất: Kiểm tra theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt; Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do Hiệu trưởng giao.

2.2. Công tác pháp chế:

a) Tổ chức xây dựng các văn bản quản lý liên quan đến công tác pháp chế của Nhà trường;

b) Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác pháp chế;

c) Giúp Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Trường Cao đẳng Vĩnh Long, các đơn vị, cán bộ, viên chức, người lao động và người học;

d) Giúp Hiệu trưởng chuẩn bị ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị gửi lấy ý kiến; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

e) Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với các văn bản do các phòng, ban chức năng soạn thảo trước khi trình Hiệu trưởng;

f) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà nước; nội quy, quy chế, quy định của Trường Cao đẳng Vĩnh Long cho viên chức, người lao động và người học; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong phạm vi toàn trường;

g) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Hiệu trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của Hiệu trưởng và các đơn vị; kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế trong hoạt động của Trường Cao đẳng Vĩnh Long và các đơn vị;

h) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan có liên quan tổ chức, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kĩ năng công tác pháp chế cho cán bộ làm công tác pháp chế tại đơn vị; tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác pháp chế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh Vĩnh Long và các cơ quan chuyên môn khác tổ chức;

i) Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế với Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên theo quy định;

j) Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao;

2.3. Công tác quản lý chất lượng giáo dục:

a) Xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo chất lượng của nhà trường theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

b) Tổ chức triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục của trường như: công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục của trường, tự đánh giá chương trình đào tạo, khảo sát hoạt động giảng dạy của giảng viên,…;

c) Công bố công khai các kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo trên website và các phương tiện thông tin khác của nhà trường.

d) Lập kế hoạch khắc phục những hạn chế, yếu kém về chất lượng đào tạo của nhà trường sau khi được đánh giá, kiểm định và công bố công khai kế hoạch đó;

e) Chủ trì và phối hợp với các đơn vị định kỳ tổ chức thu thập ý kiến, khảo sát, điều tra phục vụ cho công tác đảm bảo chất lượng của nhà trường;

f) Tổ chức lưu giữ và bảo mật cơ sở dữ liệu của Trường về đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục;

g) Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.