13June

KHOA KINH TẾ, NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN

14:06


I. GIỚI THIỆU

1. Tên đầy đủ của đơn vị

        - Tiếng Việt: KHOA KINH TẾ, NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN

        - Tiếng Anh: FACULTY OF ECONOMY, AGRICULTURE AND PROCESSING TECHNOLOGY

2. Địa chỉ và thông tin liên hệ

      - Địa chỉ: Trường Cao đẳng Vĩnh Long, 112A, Đinh Tiên Hoàng, Phường 8, Thành phố Vĩnh Long, Vĩnh Long.

       - Điện thoại: 02703 823.492 - 02703 883.788

       - Email: cdvl@cdvl.edu.vn

II. BỘ MÁY VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Bộ máy tổ chức

       - Trưởng khoa: 01

       - Phó Trưởng khoa: 02

       - Trưởng Bộ môn: 05 

       - Giảng viên: 14

       - Sơ đồ tổ chức bộ máy:

2. Thông tin nhân sự

STT

Họ và tên

Học vị

Chức vụ

Email

1

 Nguyễn Thị Cẩm Loan

 Tiến sĩ

 Trưởng khoa

ntcloan84@cdvl.edu.vn

2

Nguyễn Thanh Việt

Thạc sĩ

 Phó Trưởng khoa

ntviet@cdvl.edu.vn

3

Ngô Xuân Hoàng

Thạc sĩ

 Phó Trưởng khoa

nxhoang@cdvl.edu.vn

4

Đàm Ngọc Bích

Thạc sĩ

Trưởng BM Kinh tế

dnbich@cdvl.edu.vn

5

Phan Thị Mỹ Hạnh

Thạc sĩ

Trưởng Bộ môn Nuôi trồng thủy sản

ptmhanh@cdvl.edu.vn

6

Nguyễn Thị Xuân Linh

Thạc sĩ

Trưởng Bộ môn Chăn nuôi-Thú y

ntxlinh@cdvl.edu.vn

7

Nguyễn Thị Oanh Kiều

Thạc sĩ

Trưởng Bộ môn Công nghệ chế biến

ntokieu@cdvl.edu.vn

8

Nguyễn Thế Vững

Thạc sĩ

Trưởng Bộ môn Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

ntvung@cdvl.edu.vn

9

Nguyễn Thị Hoài Tiên

Thạc sĩ

 Giảng viên

nthtien@cdvl.edu.vn

10

Phan Như Quỳnh

Cử nhân

Giảng viên

pnquynh@cdvl.edu.vn

11

Nguyễn Huy Tưởng

Tiến sĩ

Giảng viên Bộ môn Chăn nuôi-Thú y

nhtuong@cdvl.edu.vn

12

Nguyễn Thị Cẩm Nhung

Thạc sĩ

Giảng viên chính Bộ môn Chăn nuôi-Thú y

ntcnhung@cdvl.edu.vn

13

Phan Minh Duyên

Thạc sĩ

Giảng viên Bộ môn Chăn nuôi-Thú y

pmduyen@cdvl.edu.vn

14

Lữ Ngọc Thảo

Thạc sĩ

Giảng viên Bộ môn Chăn nuôi-Thú y

lnthao@cdvl.edu.vn

15

Cao Châu Minh Thư

Thạc sĩ

Giảng viên Bộ môn Nuôi trồng thủy sản

ccmthu@cdvl.edu.vn

16

Võ Thị Miền

Thạc sĩ

Giảng viên Bộ môn Nuôi trồng thủy sản

vtmien@cdvl.edu.vn

17

Cao Thảo Quyên

Thạc sĩ

Giảng viên Bộ môn Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

ctquyen@cdvl.edu.vn

18

Lâm Thị Trúc Linh

Thạc sĩ

Giảng viên Bộ môn Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

lttlinh@cdvl.edu.vn

19

Đoàn Thanh Liêm

Thạc sĩ

Giảng viên Bộ môn Công nghệ chế biến

dtliem@cdvl.edu.vn

20

Nguyễn Thị Kiều Tiên

Thạc sĩ

Giảng viên Bộ môn Công nghệ chế biến

ntktien@cdvl.edu.vn

21

Huỳnh Tân Phúc

Cử nhân

Giảng viên Bộ môn Công nghệ chế biến

htphuc@cdvl.edu.vn

22

Hồ Thị Thu Thảo

Thạc sĩ

Giảng viên Bộ môn Công nghệ chế biến

httthao@cdvl.edu.vn

 

Hình tập thể Khoa Kinh tế, Nông nghiệp và Công nghệ chế biến

HÌNH ẢNH GIẢNG VIÊN CÁC BỘ MÔN:

1. Bộ môn Công nghệ chế biến

2. Bộ môn Kinh tế

3. Bộ môn Chăn nuôi-Thú y

4. Bộ môn Nuôi trồng thủy sản

5. Bộ môn Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

 

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA

1. Chức năng

Khoa Kinh tế, Nông nghiệp và Công nghệ chế biến có chức năng giúp Ban Giám hiệu thực hiện công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, liên kết doanh nghiệp và các công tác khác đối với các nhóm ngành, nghề về kinh tế, nông nghiệp và công nghệ chế biến.

2. Nhiệm vụ

2.1. Công tác tổ chức, quản lý

Khoa có nhiệm vụ quản lý giảng viên và người học thuộc Khoa theo phân công của Hiệu trưởng, bao gồm:

a) Tổ chức, bố trí, sắp xếp và quản lý đội ngũ giảng viên trực thuộc khoa theo sự phân công của Hiệu trưởng; Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực tập nghề nghiệp, dự giờ, đánh giá giảng viên theo quy định.

b) Xây dựng và tổ chức kế hoạch hoạt động cố vấn học tập và chủ nhiệm lớp; Quản lý, giáo dục, rèn luyện người học theo quy định, bảo đảm chuẩn đầu ra về mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học.

c) Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và vật tư thực hành-thực tập theo quy định của Hiệu trưởng; Đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo; Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung định mức vật tư thực hành-thực tập của Khoa.

d) Thực hiện và tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo.

e) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Hiệu trưởng.

2.2. Công tác đào tạo

a) Tổ chức xây dựng, phát triển chương trình đào tạo của từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo thuộc Khoa quản lý.

b) Tổ chức biên soạn và cập nhật tài liệu, giáo trình, chương trình môn học, ngân hàng đề thi liên quan bảo đảm tính thống nhất giữa các mô-đun, môn học của chương trình đào tạo và giữa các trình độ đào tạo.

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, thực hành, thực tập, kiểm tra, coi thi, đánh giá kết quả học tập nhằm bảo đảm chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng của người học.

2.3. Công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, liên kết doanh nghiệp và hỗ trợ quảng bá, tuyển sinh

a) Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình đào tạo.

b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động học thuật, cải tiến phương pháp giảng dạy của giảng viên trong khoa.

c) Liên kết với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng liên quan đến các ngành nghề đào tạo, huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo và giới thiệu việc làm cho người học thuộc Khoa quản lý.

d) Tham gia các hoạt động tuyển sinh, quảng bá và trưng bày những sản phẩm, hình ảnh liên quan quá trình đào tạo góp phần nâng cao hiệu quả tuyển sinh theo sự phân công của Hiệu trưởng. 

IV. GIỚI THIỆU VỀ CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA

Các bậc đào tạo

Các ngành đào tạo

Hệ Cao đẳng 3 năm

1/ Bảo vệ thực vật

2/ Chế biến lương thực

3/ Chế biến và bảo quản thủy sản

4/ Công nghệ thực phẩm

5/ Kế toán (Kế toán doanh nghiệp)

6/ Nuôi trồng thủy sản

7/ Thú y

Hê Trung cấp 2 năm

1/ Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bảo vệ thực vật)

2/ Chế biến lương thực

3/ Chế biến và bảo quản thủy sản

4/ Công nghệ thực phẩm

5/ Kế toán doanh nghiệp

6/ Nuôi trồng thủy sản

7/ Thú y

Các lớp đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng)

1/ Chẩn đoán và phòng trị bệnh trên cá

2/ Kỹ thuật thiết kế và bảo dưỡng bể thuỷ sinh

3/ Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm

4/ Kỹ thuật chăm sóc, làm đẹp và phòng trị bệnh cho chó, mèo

5/ Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo

6/ Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho bò

7/ Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm

8/ Kỹ thuật trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap

9/ Nhân giống cây trồng

10/ Kiểm nghiệm chất lượng lúa, gạo

11/ Công nghệ sản xuất gạo

12/ Khai báo thuế

1/ Kế toán (Kế toán doanh nghiệp)

Ngành trang bị cho sinh viên năng lực về chuyên môn nhằm đào tạo kế toán viên thực hành có:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức kinh doanh và sức khỏe tốt;

- Nắm vững kiến thức về chức năng, các quá trình kinh doanh và kế toán ở các doanh nghiệp;

- Kỹ năng cơ bản để vận dụng trong kinh doanh nói chung và thực hành thành thạo một số công việc chuyên môn trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp nói riêng;

- Khả năng tự học tập để thích ứng với môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Cơ hội nghề nghiệp: 

Người học sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, trung cấp  ngành Kế toán doanh nghiệp tại Trường Cao đẳng Vĩnh Long có thể làm các việc sau:

+ Trở thành kế toán viên, đảm nhận các công việc kế toán trong các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân.

+ Làm việc trong phòng kế toán, phòng tài chính, phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng ở các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

2/ Thú y 

- Ngành trang bị cho học sinh sinh viên năng lực về chuyên môn nhằm đào tạo cán bộ kỹ thuật Thú y có:

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp.

+ Khả năng thực hiện chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh, hướng dẫn kỹ thuật về thú y; sản xuất kinh doanh chăn nuôi thú y; xây dựng, quản lý, điều hành các trang trại chăn nuôi và thực hiện được các nhiệm vụ khác liên quan đến lĩnh vực thú y.

+ Khả năng tự học tập để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc.

- Cơ hội nghề nghiệp: Người học sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, Trung cấp ngành Thú y tại Trường Cao đẳng Vĩnh Long có thể làm các công việc sau:

+ Nhân viên kỹ thuật trong trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi gia súc gia cầm, phòng mạch thú y.

+ Nhân viên kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi.

+ Tự tổ chức công việc, nghề nghiệp cho bản thân: mở các trang trại chăn nuôi, phòng mạch thú y, cửa hàng kinh doanh: thức ăn gia súc - thuốc thú y - trang thiết bị chăn nuôi - thú y.

+ Viên chức tại các cơ quan quản lý về nông nghiệp các cấp thuộc lĩnh vực chăn nuôi thú y như: Chi cục Chăn nuôi Thú y, Trung tâm Giống vật nuôi, Phòng Nông nghiệp, Trạm Chăn nuôi Thú y, Trạm Khuyến nông, cộng tác viên thú y.

3/ Bảo vệ thực vật

- Ngành trang bị cho sinh viên năng lực về chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ cây trồng trên hiện trường đến công tác nghiên cứu, tổ chức sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

- Cơ hội nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: Điều tra sinh vật hại; Dự tính, dự báo sinh vật hại; Phòng trừ sinh vật hại; Khuyến nông bảo vệ thực vật; Kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; Khảo nghiệm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; Kiểm dịch thực vật; Phân tích, giám định dịch hại; Kiểm định phân bón và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

4/ Chế biến lương thực

- Ngành trang bị cho sinh viên năng lực về chuyên môn nhằm cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực chế biến lương thực.

- Cơ hội nghề nghiệp: làm việc tại những cơ sở, xí nghiệp, công ty chế biến, kinh doanh, kiểm nghiệm và quản lý lương thực.

5/ Chế biến và bảo quản thủy sản

- Ngành trang bị cho sinh viên năng lực về chuyên môn nhằm cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản

- Cơ hội nghề nghiệp: làm việc tại những cơ sở, xí nghiệp, công ty chế biến, kinh doanh và quản lý thuỷ sản.

6/ Công nghệ thực phẩm

- Ngành trang bị cho sinh viên năng lực về chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực thực phẩm cho xã hội.

- Cơ hội nghề nghiệp: trở thành nhân viên tại những cơ sở, xí nghiệp, công ty chế biến, kinh doanh và quản lý thực phẩm.

7/ Nuôi trồng thủy sản

- Chương trình ngành Nuôi trồng Thủy sản được xây dựng dựa trên nhu cầu thực tế của cơ quan, doanh nghiệp về sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh thuốc, thức ăn thủy sản. Mục tiêu của ngành là cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng tốt về kiến thức, kỹ năng chuyên môn.

- Sinh viên được học tập và thực hành các kỹ năng nghề nghiệp theo chương trình đào tạo tại trường. Sinh viên được đi thực tập chuyên môn, thực tập tốt nghiệp tại các cơ quan, doanh nghiệp, viện nghiên cứu và trường đại học có uy tín. Sinh viên có đủ tự tin và kinh nghiệm để làm việc trong ngành thủy sản và nhiều lựa chọn liên thông lấy bằng đại học.                                          

- Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp làm việc tại cơ quan, đơn vị quản lý ngành thủy sản, viện nghiên cứu,… Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tại các doanh nghiệp sản xuất giống, nuôi trồng, kinh doanh thuốc - thức ăn thủy sản. Hoặc khởi nghiệp bằng việc mở cơ sở sản xuất giống, trại nuôi trồng thủy sản, kinh doanh cửa hàng thuốc - thức ăn thủy sản.

- Vị trí công việc: Quản lý; Cán bộ kỹ thuật.

8/ Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

- Ngành trang bị cho sinh viên năng lực về chuyên môn nhằm đáp ứng tốt các nhiệm vụ của nghề bao gồm từ việc bảo vệ cây trồng trên hiện trường đến công tác nghiên cứu, tổ chức sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

- Cơ hội nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: Điều tra sinh vật hại; Dự tính, dự báo sinh vật hại; Phòng trừ sinh vật hại; Khuyến nông bảo vệ thực vật; Kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật; Khảo nghiệm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật./.