16November

GIỚI THIỆU VỀ KHOA Y DƯỢC

09:11


GIỚI THIỆU VỀ KHOA Y DƯỢC

I. GIỚI THIỆU

1. Tên đầy đủ của đơn vị

        - Tiếng Việt: KHOA Y DƯỢC

        - Tiếng Anh: FACULTY OF MEDICINR AND PHARMACY

2. Địa chỉ và thông tin liên hệ

      - Địa chỉ: Trường Cao đẳng Vĩnh Long, 500A/33 ấp Long Thuận B, xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

       - Điện thoại: 02703 823436 – 02703 826785

       - Email: cdvl@cdvl.edu.vn

II. BỘ MÁY VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Bộ máy tổ chức

       - Trưởng khoa: 01

       - Phó Trưởng khoa: 02

       - Trưởng Bộ môn: 02 

       - Giảng viên: 10

       - Sơ đồ tổ chức bộ máy:

2. Thông tin nhân sự

 

 DANH SÁCH NHÂN SỰ KHOA Y DƯỢC

 

STT

Họ và tên

Học vị

Chức vụ

Email

1

Nguyễn Thành Thượng

Thạc sĩ Bác sĩ

 Trưởng khoa

ntthuong@cdvl.edu.vn

2

Huỳnh Hưng Trung

Thạc sĩ Điều dưỡng

 Phó Trưởng khoa

hhtrung@cdvl.edu.vn

3

Nguyễn Ngọc Ấm

Thạc sĩ Y tế công cộng

 Phó Trưởng khoa

nnam@cdvl.edu.vn

4

Phạm Thị Trang

Bác sĩ CKI

Trưởng Bộ môn Y

pttrang@cdvl.edu.vn

5

Biện Công Trung

Tiến sĩ hoá

Trưởng Bộ môn Dược

bctrung@cdvl.edu.vn

6

Lê Thị Tuyết Sương

Cử nhân Điều dưỡng

Giảng viên

lttsuong@cdvl.edu.vn

7

Đặng Văn Như Tâm

Thạc sĩ Dược

Giảng viên

dvntam@cdvl.edu.vn

8

Phan Thị Lệ Hằng

Dược sĩ CK I

Giảng viên

ptlhang@cdvl.edu.vn

9

Trần Minh Nghĩa

Dược sĩ

Giảng viên

tmnghia@cdvl.edu.vn

10

Lê Lương Minh Nguyệt

Dược sĩ

Giảng viên

llmn@cdvl.edu.vn

  

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA

1. Chức năng

Khoa Y Dược có chức năng giúp Ban Giám hiệu thực hiện công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, liên kết doanh nghiệp và các công tác khác đối với các nhóm ngành, nghề về Điều dưỡng, Dược và Y học Cổ truyền.

2. Nhiệm vụ

2.1. Công tác tổ chức, quản lý

Khoa có nhiệm vụ quản lý giảng viên và người học thuộc Khoa theo phân công của Hiệu trưởng, bao gồm:

     a) Tổ chức, bố trí, sắp xếp và quản lý đội ngũ giảng viên trực thuộc khoa theo sự phân công của Hiệu trưởng; Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực tập nghề nghiệp, dự giờ, đánh giá giảng viên theo quy định.

    b) Xây dựng và tổ chức kế hoạch hoạt động cố vấn học tập và chủ nhiệm lớp; Quản lý, giáo dục, rèn luyện người học theo quy định, bảo đảm chuẩn đầu ra về mức độ tự chủ và trách nhiệm của người học.

    c) Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và vật tư thực hành-thực tập theo quy định của Hiệu trưởng; Đề xuất, xây dựng các kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo; Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung định mức vật tư thực hành-thực tập của Khoa.

     d) Thực hiện và tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo.

     e) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Hiệu trưởng.

2.2. Công tác đào tạo

    a) Tổ chức xây dựng, phát triển chương trình đào tạo của từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo thuộc Khoa quản lý.

    b) Tổ chức biên soạn và cập nhật tài liệu, giáo trình, chương trình môn học, ngân hàng đề thi liên quan bảo đảm tính thống nhất giữa các mô-đun, môn học của chương trình đào tạo và giữa các trình độ đào tạo.

    c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, thực hành, thực tập, kiểm tra, coi thi, đánh giá kết quả học tập nhằm bảo đảm chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng của người học.

2.3. Công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, liên kết doanh nghiệp và hỗ trợ quảng bá, tuyển sinh

     a) Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình đào tạo.

     b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động học thuật, cải tiến phương pháp giảng dạy của giảng viên trong khoa.

     c) Liên kết với các cơ sở y tế (Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trạm Y tế, Phòng khám đa khoa, Phòng chẩn trị y học cổ truyền, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng…) liên quan đến các ngành nghề đào tạo, huy động sự tham gia của cơ sở y tế vào quá trình đào tạo và giới thiệu việc làm cho người học thuộc Khoa quản lý.

     d) Tham gia các hoạt động tuyển sinh, quảng bá và trưng bày những sản phẩm, hình ảnh liên quan quá trình đào tạo góp phần nâng cao hiệu quả tuyển sinh theo sự phân công của Hiệu trưởng. 

III. GIỚI THIỆU VỀ CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA

Các bậc đào tạo

Các ngành đào tạo

Hệ Cao đẳng 3 năm

1/ Điều dưỡng

2/ Dược

Hê Trung cấp 2 năm

1/ Y học cổ truyền

 

Các lớp đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng)

1/ Cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược

2/ Cập nhật kiến thức chuyên môn về Y học cổ truyền

3/ Xoa bóp, bấm huyệt

4/ Bào chế đông dược

5/ Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

1/ Điều dưỡng

Ngành trang bị cho sinh viên năng lực về chuyên môn nhằm đào tạo điều dưỡng có:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có năng lực thực hành Điều dưỡng ở trình độ cao đẳng, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Nắm vững kiến thức, kỹ năng và tâm huyết với nghề nghiệp, thực hành nghề nghiệp trong khuôn khổ quy định của luật pháp và các chính sách của Nhà nước, người Điều dưỡng sẽ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người bệnh một cách toàn diện về thể chất, tâm-sinh lý và xã hội. Đồng thời, người Điều dưỡng luôn có ý thức học hỏi, chủ động phát triển nghề nghiệp cho bản thân mình, đảm bảo thực hành chuyên môn an toàn, hiệu quả.

Cơ hội nghề nghiệp: 

Người học sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, trung cấp  ngành Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Vĩnh Long có thể làm các việc tại các cơ sở y tế trong và ngoài nước (bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám đa khoa, viện dưỡng lão….) và có thể sang làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…

2/ Dược 

- Ngành trang bị cho học sinh sinh viên năng lực về chuyên môn nhằm đào tạo cán bộ Dược có:

+ Phẩm chất chính trị, đạo đức tốt và nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp.

+ Khả năng tự học tập để nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc.

- Cơ hội nghề nghiệp: Người học sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng, Trung cấp ngành Dược tại Trường Cao đẳng Vĩnh Long có thể làm các công việc sau:

 + Khả năng thực hiện buôn bán, cấp phát thuốc tân dược tại các nhà thuốc bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế, phòng khám đa khoa; các nhà thuốc, quầy thuốc.

+ Tham gia sản xuất thuốc tại các công ty, doanh nghiệp, nhà máy sản xuất thuốc…

3/ Y học cổ truyền

- Ngành trang bị cho sinh viên năng lực về chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu về chăm sóc sức khỏe của ngườii dân, sử dụng các biện pháp không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh; sử dụng các dược liệu sẵn có ở địa phương để điều trị bệnh...

- Cơ hội nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm: Bệnh viện y dược cổ truyền, Khoa đông y của bệnh viện đa khoa, trạm y tế, phòng chẩn  trị Y học cổ truyền; ….

HÌNH ẢNH TẬP THỂ KHOA:

Tập thể khoa Y Dược

 

Bộ môn Y

 

Bộ môn Dược