Giới thiệu Khoa Kỹ thuật và Công nghệ thông tin
GIỚI THIỆU VỀ KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
I GIỚI THIỆU
1. Tên đầy đủ: của đơn vị
- Tiếng Việt: KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- Tiếng Anh: FACULTY OF ENGINEERING AND INFORMATION TECHNOLOGY
2. Địa chỉ và thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Trường Cao đảng Vĩnh Long. Số 112A Đinh Tiên Hoàng, Phường 8, Thành phố Vĩnh long, tỉnh Vĩnh Long.
- Điện thoại: 02703.823492
- Email: khoaktcntt@cdvl.edu.vn
II. BỘ MÁY VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC:
- Trưởng khoa: 01
- Phó Trưởng Khoa: 02
- Trưởng Bộ môn: 04
- Tổng số giảng viên: 17
III. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ:
1. CHỨC NĂNG
Khoa Kỹ thuật và Công nghệ Thông tin là đơn vị quản lý hành chính cơ sở thuộc Trường Cao Đẳng Vĩnh Long. Cơ cấu của khoa bao gồm: Ban lãnh đạo khoa, các bộ môn, các phòng máy tính, xưởng thực hành. Khoa có nhiệm vụ đào tạo các bậc học Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp, nghiên cứu khoa học, quản lý trực tiếp đội ngũ cán bộ, giảng viên và HSSV của khoa. Các chuyên ngành do Khoa đào tạo bao gồm: Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm), Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính, Cơ khí chế tạo, Cơ khí động lực, Điện công nghiệp và dân dụng, Điện tử công nghiệp và dân dụng, Công nghệ kỹ thuật nhiệt, Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.
2. NHIỆM VỤ:
Khoa Kỹ Thuật Và Công nghệ thông tin có các nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo các ngành, chuyên ngành thuộc Khoa và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;
- Đề xuất đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đào tạo;
- Biên soạn và thẩm định giáo trình, các môn học trong chương trình đào tạo;
- Hướng dẫn học sinh sinh viên năm cuối thực tập tốt nghiệp, và làm tiểu luận chuyên ngành, khóa luận tốt nghiệp; kiểm tra, đánh giá báo cáo tốt nghiệp và đánh giá kết quả học tập của học viên do khoa đào tạo;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các tài sản, thiết bị, vật tư được trang bị, mua sắm hoặc tiếp nhận từ các nguồn khác nhau theo những quy định chung của Nhà nước và những hướng dẫn cụ thể của trường;
- Tiến hành đánh giá định kỳ cán bộ viên chức trong khoa để phân loại viên chức, trình độ, sắp xếp công việc, đề xuất đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu về công tác chuyên môn.
Sơ đồ tổ chức:
3. THÔNG TIN NHÂN SỰ:
Stt |
Họ tên |
Trình độ Chuyên môn |
Chức vụ |
|
1. |
Nguyễn Ngọc Đoan Trang |
Thạc sĩ |
Trưởng Khoa |
nndtrang@cdvl.edu.vn |
2. |
Nguyễn Thanh Phong |
Thạc sĩ |
P.Trưởng Khoa |
ntphong@cdvl.edu.vn |
3. |
Trịnh Thanh Khâm |
Thạc sĩ |
P.Trưởng Khoa |
ttkham@cdvl.edu.vn |
4. |
Nguyễn Văn Bảy |
Thạc sĩ |
Trưởng Bộ môn |
nvbay@cdvl.edu.vn |
5. |
Phạm Văn Trung |
Thạc sĩ |
Trưởng Bộ môn |
pvtrung@cdvl.edu.vn |
6. |
Nguyễn Thế Nhân |
Thạc sĩ |
Trưởng Bộ môn |
ntnhan@cdvl.edu.vn |
7. |
Đinh Quang Minh |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
dqminh@cdvl.edu.vn |
8. |
Hà Quang Quyến |
Kỹ sư |
Giảng viên |
hqquyen@cdvl.edu.vn |
9. |
Nguyễn Hoàng Hải |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
nhhai@cdvl.edu.vn |
10. |
Ngô Thị Thùy Trang |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
ntttrang83@cdvl.edu.vn |
11. |
Nguyễn Minh Quân |
Kỹ sư |
Giảng viên |
nmquan@cdvl.edu.vn |
12. |
Dương Văn Khuôn |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
dvkhuon@cdvl.edu.vn |
13. |
Lê Hoàng Quốc Việt |
Kỹ sư |
Giảng viên |
lhqviet@cdvl.edu.vn |
14. |
Trần Quốc Khánh |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
tqkhanh@cdvl.edu.vn |
15. |
Nguyễn Thị Ngọc Ngân |
Thạc sĩ |
Giảng viên |
ntnngan@cdvl.edu.vn |
16. |
Cao Lê Anh Kiệt |
Kỹ sư |
Giảng viên |
clakiet@cdvl.edu.vn |
17. |
Trần Thanh Liêm |
Kỹ sư |
Giảng viên |
ttliem@cdvl.edu.vn |
4. HÌNH ẢNH CỦA KHOA
TẬP THỂ KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BỘ MÔN KỸ THUẬT PHẦN MỀM VÀ BỘ MÔN KỸ THUẬT MÁY TÍNH
BỘ MÔN ĐIỆN, ĐIỆN TỬ VÀ BỘ MÔN CƠ KHÍ CHẾ TẠO
IV. CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO:
1. Cao đẳng/ Trung cấp Công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm)
Chương trình đào tạo CNTT (Ứng dụng phần mềm) hướng đến mục tiêu đào tạo chuyên viên CNTT chuyên sâu về phát triển ứng dụng (lập trình và phát triển dự án phần mềm). Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT-Ứng dụng phần mềm có kiến thức chuyên sâu về công nghệ Java hoặc .NET, có kỹ năng lập trình tốt trên một số ngôn ngữ lập trình như Java, C#... có kỹ năng thiết kế đồ họa, trình bày ý tưởng và đọc tài liệu chuyên ngành, có thể tham gia các dự án phần mềm của các doanh nghiệp; có khả năng phân tích, thiết kế và phát triển các dự án nhỏ để tự mình khởi nghiệp trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Bên cạnh đó sinh viên CNTT (Ứng dụng phần mềm) cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về phần cứng như lắp ráp máy tính, quản trị mạng cơ bản...
Học viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) có thể làm việc trong lĩnh vực tin học như:
- Làm việc ở các vị trí có vận hành và ứng dụng công nghệ thông tin trong các tổ chức, cơ quan.
- Làm việc ở các công ty lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị tin học; thiết kế website, lập trình phần mềm, thiết kế giải pháp mạng, giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.
- Thành lập công ty TNHH mua bán máy tính.
- Nhân viên văn phòng, nhân viên kỹ thuật phụ trách máy tính tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề, trường phổ thông…
2. Trung cấp Kỹ thuật sữa chữa lắp ráp máy tính
Ngành Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính sẽ đào tạo ra nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, sử dụng máy vi tính thành thạo, có tiềm năng phát triển và khả năng thích ứng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật sản xuất. Học ngành Kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính học viên sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về:
Hệ thống máy tính; Kỹ năng tin học trong văn phòng; Lắp ráp sửa chữa, cài đặt, bảo trì nâng cấp máy tính; Thiết kế, khai thác, cài đặt các dịch vụ mạng internet; Quản lý và bảo trì hệ thống mạng vừa và nhỏ.
Cơ hội nghề nghiệp:
Học viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật sữa chữa lắp ráp máy tính có thể làm việc trong lĩnh vực tin học như:
- Làm việc ở các vị trí có vận hành và ứng dụng công nghệ thông tin trong các tổ chức, cơ quan.
- Làm việc ở các công ty lắp ráp, phân phối máy tính và các thiết bị tin học; thiết kế website, thiết kế giải pháp mạng, giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.
- Thành lập công ty TNHH mua bán máy tính.
- Nhân viên văn phòng, nhân viên kỹ thuật phụ trách máy tính tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề, trường phổ thông…
3. Trung cấp điện công nghiệp và dân dụng
Điện Công nghiệp và dân dụng là nghề chuyên thiết kế, lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện, điện dân dụng và công nghiệp đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn
Người học được trang bị kiến thức về nguyên tắc, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện công nghiệp để có thể trực tiếp tham gia thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa tủ điện, máy điện, dây truyền sản xuất, các thiết bị điện trong các công ty sản xuất và kinh doanh.
Cơ hội nghề nghiệp:
Học viên tốt nghiệp ngành Trung cấp điện công nghiệp và dân dụng có thể làm việc với các lĩnh vực như:
- Kỹ thuật viên vận hành và quản lý, bảo trì và sửa chữa đường dây
- Các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện
- Các nhà máy sản xuất điện
- Các trạm truyền tải và phân phối điện năng
- Các công ty xây lắp công trình điện
- Các nhà máy sản xuất phụ kiện phục vụ công nghiệp điện;
- Các bộ phận quản lý, vận hành, bảo trì mạng lưới điện công nghiệp;
- Các dây chuyền sản xuất tự động, các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm điện tử công nghiệp;
- Các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện.
Ngoài ra người học có thể tham gia làm công tác chuyên môn hoặc giảng dạy thuộc lĩnh vực điện công nghiệp tại các cơ sở đào tạo nghề nghiệp;
4. Trung cấp điện tử công nghiệp và dân dụng
Ngành điện tử công nghiệp và dân dụng là một chuyên ngành nhỏ của ngành công nghệ kỹ thuật điện tử, đây là ngành học khá thú vị với sự kết hợp giữa điện tử dân dụng và điện tử máy tính nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về các thiết bị điện tử, cấu trúc máy tính, cài đặt và quản trị mạng.
Sinh viên ngành điện tử công nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành, có kỹ năng thực hành cao về điện tử công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và xã hội.
Tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp sinh viên có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp và đời sống hàng ngày.
Cơ hội nghề nghiệp:
Tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp và dân dụng học sinh có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp và đời sống hàng ngày. Sau khi tốt nghiệp ngành điện tử công nghiệp và dân dụng, học viên dễ dàng tìm được một vị trí thích hợp tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến các thiết bị điện tử; các trung tâm, cơ sở sửa chữa đồ dân dụng, điện tử hay các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành này.
5. Trung cấp Công nghệ kỹ thuật nhiệt (điện lạnh)
Ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt ( điện lanh) đào tạo những chuyên viên có tay nghề chuyên lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí: Hệ thống máy lạnh trong các kho lạnh, hệ thống máy lạnh thương nghiệp, máy kem, máy đá, tủ lạnh; hệ thống điều hòa không khí trung tâm, điều hòa không khí cục bộ… đúng yêu cầu kỹ thuật, năng suất, an toàn.
Ngoài ra người học còn được trang bị các kỹ năng cơ bản cần thiết trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy và thiết bị nhiệt lạnh.
Hiểu rõ và vận dụng được các kiến thức chuyên ngành: Máy lạnh công suất nhỏ: tủ lạnh gia đình, thương nghiệp, máy điều hòa không khí dân dụng, trên ô tô; Máy lạnh công nghiệp: hệ thống lạnh cấp đông, kho lạnh, hệ thống lạnh trong sản xuất đồ uống; Kỹ thuật điều hòa không khí; Bơm nhiệt và ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, đời sống; Lò hơi công nghiệp; Marketing các thiết bị nhiệt lạnh, …để giải quyết công việc thực tế liên quan;
Sử dụng được các dụng cụ và đồ nghề sửa chữa điện lạnh, các thiết bị đo lường như: Ampe kế, Vôn kế, nhiệt kế, áp kế, tốc kế, lưu lượng kế, …
Đọc, phân tích và hiểu được các bản vẽ của các thiết bị, hệ thống nhiệt lạnh, để tổ chức thi công, lắp đặt đảm bảo an toàn cho người, thiết bị;
Lắp đặt, vận hành, bảo trì được các loại máy và thiết bị lạnh, hệ thống thông gió và điều hòa không khí;
Cơ hội nghề nghiệp:
Học viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật nhiệt ( điện lạnh)có thể làm việc ở các lĩnh vực như:
- Thi công lắp đặt các hệ thống thiết bị công nghệ nhiệt lạnh và điều hòa không khí.
- Các công ty chuyên tư vấn, thi công, giám sát lắp đặt hệ thống thiết bị nhiệt lạnh & điều hòa không khí.
- Làm việc được tại các công ty chuyên tư vấn, thi công, giám sát lắp đặt các hệ thống nhiệt lạnh, hệ thống điều hòa không khí, lò hơi công nghiệp, hệ thống sấy; Các doanh nghiệp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh, điều hòa không khí.
- Làm việc tại các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy đông lạnh, nhà máy đá, nhà máy bia & nước giải khát, nhà máy sản xuất dược phẩm, các nhà máy lọc dầu, nhà máy nhiệt điện, nhà máy đường, các xưởng hạt điều, các xưởng dệt, xưởng may.
- Làm nhân viên tư vấn, chuyển giao công nghệ tại các công ty kinh doanh thiết bị nhiệt lạnh.
6. Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử.
Học ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về điện, điện tử và những kiến thức chuyên sâu để có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng và bảo trì các thiết bị điện, điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện; hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống điện gió, điện mặt trời;… có khả năng tiếp cận với các thành tựu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực điện, điện tử. Cụ thể, sinh viên sẽ được học nhiều kiến thức liên quan đến mạch và thiết bị điện, điện tử, truyền thông, điện tử công suất, điện công nghiệp và tự động hóa…
Cơ hội nghề nghiệp:
Học viên tốt nghiệp ngành Cao đẳng Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có thể làm việc trong lĩnh vực như:
- Chuyên viên kỹ thuật;
- Nhân viên vận hành;
- Nhân viên tổ vận hành và quản lý đường dây;
- Tổ trưởng tổ vận hành và quản lý đường dây
- Nhân viên tổ bảo trì và sửa chữa đường dây;
- Tổ trưởng tổ bảo trì và sửa chữa đường dây;
- Nhân viên tổ các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện;
7. Trung cấp Cơ Khí Chế Tạo
Ngành trang bị cho học sinh năng lực về chuyên môn nhằm đào cho xã hội nguồn nhân lực trong ngành kỹ thuật cơ khí
- Phẩm chất chính trị, hạnh kiểm và sức khỏe tốt;
- Nắm vững kiến thức về chức năng, làm việc trong nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp ngành cơ khí
- Kỹ năng cơ bản để vận dụng trong ngành kỹ thuật nói chung và thực hành thành thạo một số công việc chuyên môn trong lĩnh vực bảo trì, sửa chữa, chế tạo máy nói riêng;
- Khả năng tự học để thích ứng với môi trường sản xuất trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Cơ hội nghề nghiệp:
Học viên tốt nghiệp ngành Trung cấp cơ khí chế tạo có thể làm việc ở các lĩnh vực như:
- Trở thành nhân viên kỹ thuật, đảm nhận các công việc bảo trì, sửa chữa, chế tạo máy tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân.
- Làm việc trong xưởng cơ khí, kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCN), bộ phận bán hàng ở các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
8. Trung cấp Cơ khí động lực
Ngành trang bị cho học sinh năng lực về chuyên môn nhằm đào cho xã hội nguồn nhân lực trong ngành cơ khí động lực:
- Phẩm chất chính trị, hạnh kiểm và sức khỏe tốt;
- Nắm vững kiến thức về chức năng, làm việc trong nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp ngành cơ khí động lực
- Kỹ năng cơ bản để vận dụng trong ngành cơ khí động lực nói chung và thực hành thành thạo một số công việc chuyên môn trong lĩnh vực bảo trì, sửa chữa xe ô tô nói riêng
- Khả năng tự học để thích ứng với môi trường sản xuất trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Cơ hội nghề nghiệp:
Học viên tốt nghiệp ngành Trung cấp Cơ khí động lực có thể làm việc ở các lĩnh vực như:
- Trở thành nhân viên kỹ thuật, đảm nhận các công việc bảo trì, sửa chữa, sửa chữa xe ô tô tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân.
- Làm việc trong xưởng cơ khí ô tô, kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCN), bộ phận bán hàng ở các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
Bản quyền thuộc về: TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH LONG
Địa chỉ: 112 -112A, Đinh Tiên Hoàng, Phường 8, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Điện Thoại: 02703 823.492 - 02703 883.788
Website: http://www.cdvl.edu.vn Email: cdvl@cdvl.edu.vn