20July

Phòng quản lý đào tạo và Công tác học sinh, sinh viên

16:07


CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ PHÒNG QLĐT VÀ CTHSSV

 I. GIỚI THIỆU CHUNG:

1. Tên đơn vị: Phòng Quản lý đào tạo và công tác học sinh, sinh viên

2. Thông tin liên lạc:

        + Điện thoại: (02703).823.492, (02703).879.169, (02703).883.788

        + Email: pqldt@cdvl.edu.vn

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC:

1. Tổ chức:

    + Trưởng phòng: 01

    + Phó trưởng phòng: 03

    + Chuyên viên: 13

 

 

2. Thông tin nhân sự:

TT

Họ

Tên

Chức vụ

Trình độ

Điện thoại

1

Ngô Hải

Đăng

 Trưởng phòng

 ThS Hóa Hữu cơ

 nhdang@cdvl.edu.vn  

2

Bùi Minh

Triều

 Phó trưởng phòng

 Kỹ sư Tin học

bmtrieu@cdvl.edu.vn

3

Nguyễn Thị Cẩm

Loan

 Phó trưởng phòng

 ThS Chính trị học

ntcloan81@cdvl.edu.vn

4

Cao Thị Lan

Như

 Phó trưởng phòng

 ThS Công nghệ thực phẩm

ctlnhu@cdvl.edu.vn

5

Nguyễn Viết Thúy

Anh

 Giảng viên

 Kỹ sư Tin học

nvtanh@cdvl.edu.vn

6

Nguyễn Hoàng

 Chuyên viên

 Kỹ sư Công nghệ thông tin

nhba@cdvl.edu.vn

7

Nguyễn Thanh

Bình

 Giảng viên

ThS Khoa học máy tính

ntbinh@cdvl.edu.vn

8

Lê Thị

Diễm

 Chuyên viên

Cử nhân Kinh tế (Ngoai thương)

ltdiem@cdvl.edu.vn

9

Nguyễn Hồng

Hậu

 Giảng viên

 Kỹ sư Công nghệ thông tin

nhhau@cdvl.edu.vn

10

Đoàn Lê Thanh

Linh

 Chuyên viên

 ThS Vật lý

dltlinh@cdvl.edu.vn

11

Trần Thị Hồng

Ngân

 Giảng viên

 ThS Hóa hữu cơ

tthngan@cdvl.edu.vn

12

Bùi Hải Phúc

Nguyên

 Giảng viên

 ThS Đại số - Lý thuyết số

bhpnguyen@cdvl.edu.vn

13

Lê Trần

Phát

 Chuyên viên

 Kỹ sư CNTT

ltphat@cdvl.edu.vn

14

Trần Thị Tuyết

Thu

 Nhân viên y tế

 Trung cấp Y sĩ đa khoa

tttthu@cdvl.edu.vn

15

Nguyễn Cẩm

 Chuyên viên

 Kỹ sư Kỹ thuật điện

nctu@cdvl.edu.vn

16

Nguyễn Thế

Vinh

 Giảng viên

 ThS Công nghệ thực phẩm

ntvinh@cdvl.edu.vn

 

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

1. Chức năng

Tham mưu cho Ban Giám hiệu về công tác đào tạo, các biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch công tác đào tạo, công tác tuyển sinh, công tác khảo thí, công tác chính trị tư tưởng, giáo dục ý thức chính trị trong học sinh, sinh viên (HSSV), tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên của nhà trường theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế. Định hướng nghề nghiệp cho HSSV, làm cầu nối giữa nhà trường với đơn vị sử dụng lao động giúp HSSV có thông tin về thị trường lao động và tìm được việc làm phù hợp, tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục, liên kết đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nhu cầu học tập suốt đời.

2. Nhiệm vụ

Tham mưu trong việc hoạch định chiến lược và sách lược phát triển đào tạo, xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo của Trường, theo nội dung hợp đồng với các đơn vị liên kết đào tạo.

a) Công tác đào tạo

- Tổ chức thực hiện các kế hoạch đã được duyệt (tuyển sinh, đào tạo, …).

- Thực hiện công tác tư vấn tuyển sinh, giới thiệu và quảng bá các hoạt động của nhà trường.

- Tổ chức thực hiện công tác giảng dạy, học tập theo kế hoạch; kiểm tra công tác dạy và học đạt chất lượng tốt. Đề xuất và theo dõi thực hiện các quy chế, nội dung giảng dạy, học tập và đề xuất mời giảng viên thỉnh giảng khi nhà trường có nhu cầu.

- Kết hợp với các đơn vị liên kết trong việc tổ chức tuyển sinh, thực hiện, kiểm tra kế hoạch đào tạo.

- Nghiên cứu và phổ biến những quy định, chế độ làm việc của giảng viên. Theo dõi, thống kê, tổng kết giờ giảng dạy của giảng viên.

- Quản lý HSSV, lưu trữ hồ sơ về đào tạo. Phổ biến các văn bản, quy định của Nhà nước, của Trường về công tác đào tạo đến toàn thể HSSV và theo dõi, nhắc nhở HSSV thực hiện.

- Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp, tổng kết năm học, khai giảng và bế giảng các khoá học.

- Xác nhận, cấp văn bằng, chứng chỉ, các giấy tờ liên quan đến học tập của HSSV.

- Thực hiện tổng kết, báo cáo số liệu liên quan đến công tác đào tạo, công tác tuyển sinh đúng thời gian quy định.

- Đề xuất xây dựng, sửa đổi bổ sung Quy định về chế độ làm việc của giảng viên.

- Tham mưu đề xuất phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo.

b) Công tác khảo thí

- Tham mưu cho Ban Giám hiệu tổ chức các kỳ tuyển sinh, tốt nghiệp, thi kết thúc học phần theo đúng các quy chế và quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

- Chủ trì xây dựng quy trình kiểm tra, thi kết thúc môn học, thi cuối khóa.

- Tham mưu cho Ban Giám hiệu trong việc tổ chức làm các loại đề thi và hình thức thi kết thúc học phần. Phối hợp với các khoa, bộ môn tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống ngân hàng đề thi cho từng môn học, cải tiến và phát triển các hình thức thi phù hợp với yêu cầu đào tạo của các ngành, trình độ đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá cũng như chất lượng đào tạo.

- Quản lý và giám sát việc tổ chức bốc thăm, tổ hợp đề thi, sao in đề thi cho tất cả các môn học thuộc các trình độ đào tạo của Trường. Quản lý và kiểm tra, giám sát tổ chức các kỳ thi tự luận và trắc nghiệm trên máy tính. Quản lý nhận đề thi, chấm thi và lưu trữ, phân tích xử lý kết quả thi.

- Chủ trì thẩm định tính chính xác của việc chấm bài thi, tổ chức thẩm định ngẫu nhiên kết quả chấm bài các môn học của giảng viên.

- Phối hợp với các đơn vị quản lý đào tạo trong việc xét điều kiện dự thi, điều kiện tốt nghiệp cho HSSV theo đúng quy chế.

- Chủ trì tổ chức thi trắc nghiệm trên máy tính.

- Tham gia các lớp tập huấn chuyên môn của cấp trên, thường xuyên bồi dưỡng năng lực chuyên môn, từng bước trang bị công nghệ và công cụ cho công tác khảo thí (máy tính, máy chấm điểm, các phương tiện multimedia, các phần mềm).

- Tư vấn nghiệp vụ về quy trình, phương pháp đảm bảo chất lượng đào tạo, thi và kiểm tra đánh giá cho các đơn vị. Tổ chức tập huấn cho giảng viên, viên chức trong Trường về công tác khảo thí.

c) Công tác liên kết đào tạo

- Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:

+ Chương trình văn hóa phổ thông;

+ Chương trình giáo dục đại học, sau đại học;

+ Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, bồi dưỡng ngắn hạn, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, thi nâng ngạch, bậc,…

- Tổ chức dạy và thực hành kỹ năng nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

d) Công tác chính trị

- Chịu trách nhiệm quản lý công tác rèn luyện đạo đức, chính trị, tư tưởng trong học sinh, sinh viên.

- Theo dõi tình hình và diễn biến về tư tưởng của HSSV; đề xuất kế hoạch, biện pháp, tổ chức học tập chính trị, nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phổ biến các văn bản, quy định cho HSSV.

- Tổ chức sinh hoạt chính trị đầu khóa, cuối khóa và đầu năm học cho HSSV.

- Phối hợp với Đoàn trường, Hội Sinh viên tổ chức các hội thi và hoạt động văn thể, đền ơn đáp nghĩa, ngoại khóa;

- Chủ trì công tác thông tin tuyên truyền, truyền thanh nội bộ, tổ chức các ngày lễ lớn với nhiều loại hình phong phú, thiết thực có tác dụng giáo dục truyền thống.

đ) Công tác HSSV        

- Tổng kết, đánh giá và chấm điểm rèn luyện của HSSV trong từng học kỳ, năm học; tổ chức phong trào học tốt; quản lý trong quá trình học tập và rèn luyện của HSSV.

- Tổ chức phân công, quản lý và sơ kết, tổng kết công tác giáo viên chủ nhiệm, cố vấn .học tập.

- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách đối HSSV.

- Tham mưu và thực hiện phân phối xét cấp phát học bổng, cho vay vốn quỹ hỗ trợ học bổng của các nhà tài trợ cho HSSV.

e) Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và quan hệ doanh nghiệp

- Thiết lập hệ thống thông tin về việc làm, thông tin hai chiều giữa nhà trường và đơn vị sử dụng lao động về khả năng đáp ứng nguồn nhân lực, nhu cầu sử dụng lao động về tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học; giúp các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động lựa chọn được người học phù hợp với yêu cầu công việc.

- Tổ chức, tham gia các cuộc giao lưu, hội thảo, hội nghị, hội chợ về việc làm.

- Tư vấn cho người học một số kỹ năng khi tìm việc làm như: làm hồ sơ, viết đơn xin việc, xử lý tình huống trong phỏng vấn, giao tiếp với nhà tuyển dụng.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn nhằm trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết trước khi tốt nghiệp.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về người học đã tốt nghiệp theo từng năm học để cung cấp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động.

- Khảo sát, thống kê về việc làm của người học sau khi tốt nghiệp.

- Khảo sát, đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực đối với ngành, nghề mà nhà trường đào tạo và thông tin phản hồi của đơn vị sử dụng lao động về chất lượng, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của người học sau khi tốt nghiệp.

- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động trong hoạt động thực tập, thực hành, hướng nghiệp, tư vấn việc làm và các hoạt đông khác nhằm hỗ trợ người học.

- Phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm.