31July

KHOA SƯ PHẠM

16:07


GIỚI THIỆU VỀ KHOA SƯ PHẠM

I. GIỚI THIỆU:

1. Tên đầy đủ của đơn vị:

    - Tiếng Việt: KHOA SƯ PHẠM.

    - Tiếng Anh: School of Education

2. Địa chỉ và thông tin liên hệ

- Địa chỉ: Trường Cao đẳng Vĩnh Long, số 112A, Đinh Tiên Hoàng, Phường 8, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

- Điện thoại: 02703.823.492 – 02703.883.788

- Email: cdvl@cdvl.edu.vn

II. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP KHOA

Khoa sư phạm chính thức được đổi tên từ tháng 6 năm 2020, sau khi sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long và Trường trung cấp Y tế Vĩnh Long vào Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long thành Trường Cao đẳng Vĩnh Long.  Khoa sư phạm đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, trực thuộc nhiều đơn vị Trường với nhiều lần đổi tên.

* Trước năm 1991: là Trường Sư phạm Mẫu giáo.

* Từ năm 1991 đến năm 1994: 

Trường Sư phạm Mẫu giáo nhập vào trường Trung học Sư phạm Vĩnh Long thành Trường Trung học Sư phạm Vĩnh Long. Khoa Sư phạm lúc đó có tên gọi Tổ mẫu giáo thuộc tổ chuyên môn Tổ chung (gồm Tiểu học – Mẫu giáo)

-  Tổ gồm 6 giảng viên

-   6 giáo viên đảm nhận các bộ môn phương pháp dạy các lớp hệ trung cấp Sư phạm mẫu giáo (Hệ 9+1, 9+3, 12+1, 12+2)

* Từ năm 1994 đến năm 2004:

- Từ năm 1994 đến năm 2004: Trường Trung học Sư phạm Vĩnh Long nhập lại với Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long thành Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long.

+ Có tên gọi Tổ mẫu giáo, là tổ bộ môn trực thuộc khoa Xã Hội

+ Tổ gồm 7 giảng viên

* Từ năm 2005 đến năm 2016:

-  Năm học 2005 – 2006, Khoa có tên gọi là tổ Giáo dục mầm non trực thuộc quản lý của Ban giám hiệu.

+ Tổ Giáo dục Mầm non (gồm Mẫu giáo, kỹ thuật, mỹ thuật, nhạc)

+ Tổ gồm 12 giáo viên

- Từ năm 2005 – 2008 tổ đảm nhận dạy các môn phương pháp cho các lớp hệ trung cấp mầm non, các lớp hệ vừa làm vừa học (hệ 12 + 2) và hệ Cao đẳng (từ năm 2007 – 2008)

- Từ năm 2008 – 2010: Tổ có 9 giáo viên. Tổ đảm nhận dạy các môn phương pháp cho các lớp hệ trung cấp vừa làm vừa học và hệ Cao đẳng Giáo dục Mầm non.

- Từ năm 2010 - 2013: Tổ có 7 giáo viên. Tổ đảm nhận dạy các môn phương pháp cho các lớp hệ trung cấp vừa làm vừa học và hệ Cao đẳng Giáo dục Mầm non

- Từ năm 2013 - 2014: Tổ có 8 giảng viên. Tổ đảm nhận dạy các môn phương pháp cho các lớp hệ trung cấp vừa làm vừa học và hệ Cao đẳng Giáo dục Mầm non

- Từ năm 2014 - 2016: Tổ có 7 giảng viên. Tổ đảm nhận dạy các môn phương pháp cho các lớp hệ trung cấp vừa làm vừa học và hệ Cao đẳng Giáo dục Mầm non

* Từ ngày 01 tháng 06 năm 2016 đến tháng 06 năm 2020:

- Từ 01 tháng 06 năm 2016 đến tháng 6/2020: Khoa có tên gọi Khoa giáo dục mầm non, thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long

- Từ năm 2016 – 2017: Khoa có 09 giảng viên. Khoa đảm nhận giảng dạy các học phần tâm lý - giáo dục, các môn chuyên ngành giáo dục mầm non hệ Cao đẳng Giáo dục mầm non và hệ Trung cấp sư phạm mầm non

- Từ  2017 đến 2019: khoa giáo dục mầm non còn 07 giảng viên, 01 giảng viên nghỉ hưu, 01 giảng viên nghỉ việc

* Từ tháng 06 năm 2020 đến nay: Sáp nhập Trường cao đẳng Sư phạm và Trường trung cấp y tế vào Trường Cao đẳng Cộng đồng thành Trường Cao đẳng Vĩnh Long. Khoa giáo dục mầm non đổi tên thành khoa Sư phạm.

Khoa có 07 giảng viên. Khoa đảm nhận đào tạo ngành Giáo dục mầm non hệ Cao đẳng chính quy và Cao đẳng vừa làm vừa học.

Sau hơn 32 năm thành lập, qua nhiều lần đổi tên, thay đổi về cơ cấu tổ chức song khoa Sư phạm vẫn tiếp tục nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non cho tỉnh. Đã đào tạo gần 47 khoá sinh viên trung cấp và cao đẳng.

Sinh viên do khoa sư phạm đào tạo có chất lượng, sau nhiều năm công tác đã giữ các trọng trách quan trọng trong các cơ sở giáo dục mầm non của tỉnh. Một số sinh viên công tác ở các trường mầm non ở các tỉnh, thành phố khác.

 

SƠ ĐỒ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHOA SƯ PHẠM QUA CÁC THỜI KỲ

 

 

III. SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

  1. Sứ mệnh: Khoa sư phạm là đơn vị đào tạo giáo viên mầm non có uy tín, đạt chất lượng cao; góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Vĩnh Long và nhu cầu xã hội trong quá trình hội nhập Quốc tế.
  2. Mục tiêu giáo dục: Đào tạo nguồn giáo viên mầm non chất lượng cao; có trình độ, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, hiểu và vận dụng các tri thức cơ bản của chăm sóc và giáo dục trẻ độ tuổi mầm non.; sau khi tốt nghiệp, người học có đủ năng lực để chăm sóc và giáo dục trẻ tại các trường mầm non, một số cơ sở giáo dục tương đương,... góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho xã hội, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.

IV. BỘ MÁY VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

  1. Bộ máy tổ chức

     - Trưởng khoa: 01

     - Trưởng bộ môn: 01

     - Giảng viên: 07

 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC KHOA SƯ PHẠM

 

 

Tập thể khoa sư phạm năm học 2022 - 2023

  1. Thông tin nhân sự:

 

TT

Họ và tên

Học vị

Chức vụ

Email

1

Nguyễn Vũ Huyền Trân

Thạc sĩ Giáo dục học (Giáo dục mầm non)

Trưởng khoa

nvhtran@cdvl.edu.vn

2

Phan Phương Hiền

Cử nhân Sư phạm mỹ thuật

Trưởng bộ môn

pphien@cdvl.edu.vn

3

Tô Thị Kim Chi

Cử nhân Giáo dục mầm non

Giảng viên

ttkchi@cdvl.edu.vn

4

Bùi Văn Trạng Em

Cử nhân Tâm lý – Giáo dục (đang học Thạc sĩ)

Giảng viên

bvtem@cdvl.edu.vn

5

Phan Thị Thanh Giang

Kỹ sư Kỹ thuật nữ công

Giảng viên

pttgiang@cdvl.edu.vn

6

Nguyễn Hữu Tâm

Cử nhân Tâm lý – Giáo dục

Giảng viên

nhtam@cdvl.edu.vn

 

 

 

 

 

7

Lê Thị Hải Yến

Cử nhân Giáo dục mầm non

Giảng viên

lthyen@cdvl.edu.vn

 

 V. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA KHOA

1. Chức năng

1.1. Khoa Sư phạm là một đơn vị trực thuộc Trường Cao đẳng Vĩnh Long, thực hiện chức năng nghiên cứu, giảng dạy trong và ngoài trường các môn học chuyên ngành giáo dục mầm non và tâm lý giáo dục.

1.2. Thực hiện kết hợp nghiên cứu với giảng dạy, nâng cao việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

1.3. Phối hợp, hỗ trợ và tư vấn cho các Khoa và Phòng Đào tạo trong trường.

1.4. Giao lưu văn hóa - giáo dục với các Trường Cao đẳng, Đại học trong và ngoài tỉnh để thu thập thông tin, phối hợp nghiên cứu phục vụ cho việc giảng dạy.

2. Nhiệm vụ

2.1. Nhiệm vụ của Khoa Sư phạm

Khoa Sư phạm là đơn vị quản lý chuyên môn của trường, có các nhiệm vụ sau đây:

- Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;

- Tổ chức hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; phối hợp với các tổ chức khoa học gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và đời sống xã hội;

- Quản lý giảng viên thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;

- Tổ chức phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên thuộc khoa.

- Thực hiện nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.

2.2. Nhiệm vụ của trưởng khoa

            Do Hiệu trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm. Trưởng khoa chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về mọi mặt hoạt động của khoa.

- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của khoa.

- Phân công, giao việc, giám sát, kiểm tra hoạt động của các giảng viên trong khoa.

- Nhận xét, đánh giá kết quả thi đua mà các giảng viên đã thực hiện và đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối từng giảng viên trong Khoa, tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác quản lý đảm bảo chính xác, kịp thời và đúng luật.

-  Đề xuất các cải tiến trong công tác biên soạn đề cương, bài giảng, nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm.

2.3. Nhiệm vụ của giảng viên và bộ môn.

2.3.1. Giảng viên

-  Các giảng viên trong khoa có quan hệ bình đẳng ngang nhau, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các nhiệm vụ khác được phân công theo quy định. Trong quá trình làm việc các giảng viên phải đoàn kết, phối hợp, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ, phục tùng sự quản lý, điều hành của lãnh đạo khoa và Trưởng bộ môn.

-  Từng giảng viên trong khoa phải có lịch làm việc cụ thể hàng tuần.

2.3.2. Đối với bộ môn trực thuộc khoa

Bộ môn là đơn vị cơ sở về đào tạo, khoa học và công nghệ của Trường, chịu trách nhiệm về học thuật trong các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Bộ môn chịu sự quản lý về hành chính của khoa. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, việc thành lập, sáp nhập, giải thể các bộ môn do Hiệu trưởng quyết định trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng Khoa học và Đào tạo của nhà trường và đề nghị của Trưởng khoa.

a) Đề xuất với khoa và trường những quan điểm, định hướng phát triển nội dung, chương trình môn học của một hoặc một số môn học do bộ môn phụ trách; chuyên ngành đào tạo và các hướng nghiên cứu khoa học của bộ môn;

b) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của các môn học do bộ môn phụ trách trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của trường và của khoa. Nghiên cứu cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động học thuật nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

c) Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên ngành đào tạo và môn học được khoa và trường giao;

d) Tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học theo kế hoạch của khoa và trường giao.

e) Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc chuyên ngành;

f) Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo chuyên ngành cao đẳng.

            Trưởng bộ môn là người đứng đầu bộ môn, chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa về mọi hoạt động của bộ môn.

VI. GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA

            Khoa Sư phạm đào tạo sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non, trình độ cao đẳng, hệ chính quy.

   

Sinh viên lớp 41 Giáo dục mầm non A, khoá 2013 - 2016

1. Mục tiêu đào tạo: Sau khi học xong chương trình này, sinh viên có được:

1.1. Kiến thức:

- Vận dụng kiến thức về nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật đại cương, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội, nhân văn, môi trường vào hoạt động giáo dục ở các trường mầm non, vào việc đánh giá, phân tích các các tình huống xã hội trong công việc chuyên môn của mình;

- Kiến thức về tâm lý, giáo dục học mầm non; có khả năng vận dụng chúng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non;

- Trang bị kiến thức cơ sở về mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục mầm non, phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, ngôn ngữ, văn học, mỹ thuật, âm nhạc, môi trường và con người, hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non và có thể vận dụng chúng việc triển khai các hoạt động giáo dục, trong việc dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục, vui chơi cho trẻ mầm non;

- Kiến thức chuyên sâu về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non (vệ sinh, dinh dưỡng, sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng cộng đồng, phòng bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ), về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non trên tất cả các lĩnh vực (phát triển ngôn ngữ, làm quen văn học, hình thành biểu tượng toán, giáo dục thể chất, khám phá khoa học về môi trường xung quanh, kiến thức nâng cao về mỹ thuật, âm nhạc, làm đồ dùng dạy học, đồ chơi); kiến thức về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, về sự phát triển thể chất của trẻ theo độ tuổi, áp dụng vào việc chăm sóc, giáo dục, giáo dưỡng trẻ mầm non và tổ chức các hoạt động vui chơi, "chơi mà học, học bằng chơi" cho trẻ mầm non.

1.2. Kỹ năng:

- Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ theo yêu cầu về thời gian;

- Tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo môi trường nhóm, lớp đảm bảo an toàn, vệ sinh, hướng dẫn trẻ các kỹ năng tự phục vụ;

- Quản lý lớp học có hiệu quả theo nhóm, lớp; quản lý hồ sơ, sổ sách; sắp xếp bảo quản đồ dùng đồ chơi;

- Giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng trên tinh thần tôn trọng, hợp tác, chia sẻ;

- Làm việc nhóm hoặc làm việc độc lập trong mọi môi trường, hoàn cảnh.

1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Đạt tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo; thái độ cởi mở, thiện chí với phụ huynh và đồng nghiệp;

- Thái độ chân tình, lối sống lành mạnh, yêu nghề, mến trẻ, có ý thức vượt khó, vươn lên trong học tập, công tác, khả năng thích ứng với mọi môi trường công tác;

- Tinh thần hợp tác làm việc nhóm, quan hệ tốt với cộng đồng, phụ huynh, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

2. Cơ hội việc làm

Sinh viên tốt nghiệp được làm việc tại các trường mầm non công lập, tư thục, nhóm trẻ gia đình hoặc tự mở cơ sở kinh doanh theo quy định pháp luật.

Hình ảnh thực tập sư phạm tại các trường mầm non của sinh viên khoa sư phạm

 

Sinh viên lớp GDMN A 2021

 

Sinh viên lớp GDMN B 2019

 

 

Sinh viên lớp GDMN B 2018, thực hành tập dạy tiết làm quen với văn học, đề tài kể chuyện “Giọt nước tí xíu”

  

Tổng kết thực tập sư phạm năm học 2021 – 2022 Trường cao đẳng Vĩnh Long

 

Sinh viên khoá GDMN 2018, vẽ tranh trên nắp cống, cột điện

 

Sinh viên khoá GDMN 2019, hội diễn văn nghệ các trường cao đẳng, đại học tỉnh Vĩnh Long năm 2021

Hình ảnh mùa hè xanh năm 2023 của sinh viên lớp GDMN A 2021

Hình ảnh các sản phầm của sinh viên khoa sư phạm